Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Tìm hiểu về ngũ hành tương sinh, tương khắc

Xem tướng số,ngũ hành. Nói đến Ngũ hành tương khắc là nói đến sự xung khắc giữa các hành với nhau, hay gọi đúng tên bản chất của sự tương khắc là hành này khống chế và làm cho hành kia bị hủy diệt.


  • Nếu Ngũ hành tương sinh được hiểu là sự nuôi dưỡng, bồi đắp của hành này cho hành kia phát triển và lớn mạnh, được coi như là tốt giữa 2 hành đó, thì Ngũ hành tương khắc lại được coi là xấu giữa 2 hành.


Ví dụ: Kim khắc Mộc, có nghĩa Kim khống chế, làm cho Mộc bị suy yếu, hủy diệt;  Thủy khắc Hỏa, Thổ khắc Thủy ... cũng tương tự như vậy.

Vậy Ngũ hành tương khắc có nghĩa như thế nào? Hiểu đơn giản, có quy luật tương khắc vì:

Mộc khắc Thổ: Cây cối cắm rễ vào đất, hút chất màu mỡ của đất, làm cho khô nẻ đất đá nên mới nói Mộc khắc Thổ.
Thổ khắc Thủy: Đất hút cạn nước, hoặc ngăn chặn dòng chảy của nước nên nói Thổ khắc Thủy.
Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa hay làm suy yếu cường độ của lửa nên mới nói Thủy khắc Hỏa.
Hỏa khắc Kim: Lửa nóng làm cho kim loại biến dạng, suy yếu, hoặc tan chảy nên mới nói Hỏa khắc Kim.
Kim khắc Mộc: Kim loại làm đổ cây cối, chế tác cây cối thành vật dụng nên mới nói Kim khắc Mộc.

  • Quan hệ tương khắc của Ngũ hành được mô tả theo sơ đồ sau:




  • Không giống như Ngũ hành tương sinh, cơ bản như là tốt cho cả 2 hành vì không có sự khắc, đặc biệt tốt cho hành được sinh (tình trạng sinh nhập) và tốt ít, hoặc không xấu cho hành bị sinh (tình trạng sinh xuất). Trong mối quan hệ tương khắc của Ngũ hành thì khắc xuất hay khắc nhập đều xấu, sự xấu ít hay xấu nhiều, phụ thuộc vào hành đó ở trong tình trạng khắc xuất hay bị khắc nhập.
  • Khắc xuất có thể nôm na là mình khống chế được người khác, làm cho người đó bị suy yếu, hủy diệt. Còn khắc nhập là mình là người yếu thế, bị người khác khống chế, làm cho mình bị suy sụp, hủy diệt. Dù ở tình trạng khắc xuất thì sự hao tổn, suy kiệt vẫn sảy ra. Ví dụ, muốn dập tắt được lửa buộc phải tiêu hao lượng nước nhất định, muốn ngăn được nước buộc phải có lượng đất đủ để đắp đập, ngăn bờ, thấm hút... Như vậy, dù ở tình trạng khắc xuất hay khắc nhập thì sự suy yếu cho bản thân vẫn sảy ra, đặc biệt là xấu nhất khi ở tình trạng khắc nhập, vì đó là tình trạng bị đối phương làm cho suy yếu, rất dễ dẫn đến bị huỷ diệt.
  • Vì Ngũ hành được biến sinh từ 2 khí Âm - Dương nên khi tìm hiểu về Ngũ hành tương khắc, nguyên tắc chú ý đến tính Âm (-), Dương (+) của Ngũ hành không thể bỏ qua.
  • Chúng ta đều biết, hai hành có cùng Âm (-) hoặc cùng Dương (+) thì sẽ không sinh cũng như không khắc vì hai hành này có tính đối kháng, sẽ đẩy nhau ra xa, mỗi hành lại ở một vị trí nên không thể có chuyện sinh, khắc.


Ví vụ:

Dương Thổ không sinh Dương Mộc
Âm Kim không khắc Âm Mộc
Mối tương quan sinh - khắc của Ngũ hành được hiểu như vậy nên trong khoa Tử vi mới có sự lưu ý đặc biệt:

4 cung Thìn - Tuất - Sửu - Mùi đều thuộc Thổ và chia ra 2 cặp cùng khí Dương (+) là Thìn - Tuất và cùng khí Âm (-) là Sửu - Mùi. Nên sẽ không có sự đối kháng giữa Thìn và Tuất, Sửu và Mùi như các cặp còn lại như: Tý - Ngọ, Mão - Dậu, Tỵ - Hợi, Dần - Thân.


  • Tại sao vậy? Vì Thìn - Tuất đều là Dương Thổ, Sửu - Mùi đều là Âm Thổ nên không có sự đối kháng. Nhưng các cặp còn lại Tý (Dương Thủy) - Ngọ (Dương Hỏa), Mão (Âm Mộc) - Dậu (Âm Kim), Tỵ (Âm Hỏa) - Hợi (Âm Thủy) và Dần (Dương Mộc) - Thân (Dương Kim). Tuy các cặp này đều cùng thể chất khí (cùng Âm hoặc cùng Dương) nhưng đặc tính của hành lại khắc nhau nên mới có sự đối kháng (Thủy >< Hỏa, Kim >< Mộc) như vậy.

  • Trong mối quan hệ vợ chồng, nếu tuổi vợ chồng ở thế tương khắc thì trường hợp tuổi chồng khắc tuổi vợ còn khả dĩ chấp nhận phần nào, nhưng nếu tuổi vợ lại khắc tuổi chồng (ví dụ tuổi vợ là Bính Thìn khắc tuổi chồng là Bính Ngọ) thì quả thật trường hợp này đúng là “nghi bại nghi vong” - Người vợ sẽ đem lại những bất hạnh, đắng cay cho người chồng. Đây là điều tối kỵ trong việc kết duyên đôi lứa theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

  • Nghiên cứu về sự tương khắc của Ngũ hành, thì nguyên tắc căn cứ vào Ngũ hành của nạp âm thủ tựơng nhất quyết phải được chú trọng. Đây là yếu tố quan trọng để lý giải tại sao tương sinh mà lại không tương sinh, tương khắc mà thực chất lại không tương khắc.






Tags:

0 Responses to “Tìm hiểu về ngũ hành tương sinh, tương khắc”

Đăng nhận xét

Xem bài đăng theo thời gian

Tìm kiếm

Bài đăng phổ biến

Theo dõi

Mời bạn nhập email để theo dõi thông tin mới nhất

© 2013 tử vi - xem tướng số - xem bói. All rights reserved.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!