Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015
Đặc điểm môi trường lao động của các công nhân khai thác hầm mỏ
Khai thác than là một trong những ngành công nghiệp mà người lao động phải làm việc ở trong môi trường khắc nghiệt. Trong đó, nghề khai thác than hầm lò được xếp vào loại lao động nặng nhọc và độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc.
Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than hầm lò ở nước ta chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị đa phần là cũ và chưa được đồng bộ. Than vẫn được khai thác thủ công từ khâu khoan nổ, đào chống, xúcvà vận tải... Môi trường và điều kiện lao động dưới hầm lò rất khó khăn, khắc nghiệt, thiếu ánh sáng, thao tác gò bó hạn chế dễ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, và nghiên cứu thực trạng sức khoẻ công nhân và môi trường lao động khai thác than hầm lò nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động làm công việc đặc thù này.
Do điều kiện địa chất phức tạp, nên khi mở rộng khai thác, các đường lò ngày càng đi xa và xuống sâu, tiết diện lò chợ, lò cái hẹp không đúng thiết kế làm tăng sức cản thông gió. Các mỏ hầm lò đều có độ sâu từ vài chục mét đến 110m so với mặt nước biển, nhiệt độ đo được cao từ 28 – 31độ và độ ẩm nhiều vị trí đo cao hơn so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép lên đến 16%. ánh sáng hết sức quan trọng đối với sức khoẻ người lao động, song trong các hầm lò khai thác than, 100% các vị trí được đo, độ chiếu sáng chỉ đạt từ 18 – 44% so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Khi đo nấm mốc, vi khuẩn có trong không khí hầm lò, ở nhiều vị trí đo có số khuẩn lạc cao gấp 2,5 –8,6 lần, còn nấm mốc có mặt ở khắp nơi trong hầm lò và đều cao hơn TCVSCP. Nhiều nơi số lượng nấm cao hơn gấp 20 lần, với số nấm mốc là 16.222 sợi/1m3 không khí và số khuẩn lạc tăng lên tới 104 KL. Với nồng độ nấm cao kết hợp với không khí nóng ẩm tạo rađiều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, bệnh nấm phát triển.
Tốc độ lưu chuyển không khí thường không ổn định. Một số vị trí lặng gió, tốc độ đo được chỉ từ 0,1 – 0,2m/s (mỏ Mông Dương, Thống Nhất) nhưng nhiều nơi lại có sự chênh lệch cao, tốc độ lưu chuyển không khí từ 0,5 – 1m/s (Mạo Khê, Vàng Danh và 1 số vị trí của mỏ Thống Nhất). Điều này rất bất lợi cho sự thích ứng của cơ thể. Việc thông gió cục bộ bằng quạt tương đối đầy đủ nhưng ở các gương lò lại có hiện tượng gió quẩn có hại cho sức khoẻ người lao động.
Trong hầm lò có rất nhiều bụi, bụi hầm lò được tạo ra bởi nổ mìn, vận tải, xúc than… Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ bụi ở các hầm lò cao hơn nhiều TCVSCP. Bình thường, hàm lượng bụi trong không khí đã lên tới 95 – 100mg/m3, còn vào thời điểm khai thác nồng độ bụi cao gấp 35 lần TCVSCP. Đây là những yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh viêm phế quản, bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Về nồng độ các khí CO, SO2, NO2, tại các vị trí đo đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, trừ nồng độ khí CO2 nhiều vị trí cao hơn TCVSCP đến 4 lần.
Lượng nước thải ở các mỏ hầm lò khá lớn, cụ thể mỏ Thống Nhất thải trung bình 1.500-2.000m3/ngày, mỏ Mông Dương khoảng 3.600m3/ngày. Nước thải có độ axit cao (pH 3,6 - 5,3) lại cộng thêm các chất thải đã làm tăng thêm sự ô nhiễm môi trường trong đường hầm.
Do đặc điểm và điều kiện môi trường lao động không thuận lợi, nảy sinh ranhiều biểu hiện bệnh có liên quan đến nghề nghiệp rõ rệt như bệnh bụi phổi silic, bệnh nấm da… Các bệnh thường gặp của công nhân hầm lò như là bệnh xương khớp chiếm 12,60%, bệnh tiêu hoá 13,80%, bệnh thần kinh 26,30%, bệnh ngoài da 34,90%, bệnh hô hấp 32% và bệnh tai mũi họng là 69,50%. Nói chung, tỷ lệ bệnh mà công nhân khai thác than hầm lò mắc phải đều cao và có những công nhân cùng một lúc mắc 2,3 bệnh.
Với đặc điểm điều kiện và môi trường lao động như thế, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động là không tránh khỏi. Tình hình nghỉ việc do ốm đau và nghỉ tai nạn lao động cao, theo thống kê với lao động hầm lò trong nhiều năm điều tra đều vượt quá 50 ngày/năm, số ngày nghỉ trung bình tối đa gấp 2,5 lần qui định. Cũng chính vì vậy, không một người lao động có thể làm việc dưới hầm lò khi trên 50 tuổi.
Việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động đặc biệt là lao động khai thác than hầm lò rất được sự quan tâm của lãnh đạo và công đoàn các mỏ, tuy nhiên vì tâm lý lo ngại mất việc, ảnh hưởng đến thu nhập nên một số người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp vẫn xin được xếp vào nhóm sức khoẻ loại II và III dù họ thuộc nhóm cần phải được điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ hay bố trí công việc khác phù hợp. Đây là một thực tế cần được quan tâm nghiên cứu để có các giải pháp phù hợp. Theo chúng tôi, trước tiên chúng ta cần phải:
1- Có chương trình cụ thể từng bước thực hiện cải thiện môi trường và điều kiện làm việc của công nhân khai thác than hầm lò.
2- Tăng cường kiểm tra chế độ cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, chế độ ăn theo định lượng, chế độ cung cấp nước uống, chế độ cung cấp đủ nước tắm rửa sau ca làm việc. Tại các mỏ nên qui định địa điểm có luồng khí sạch để người lao động hầm lò ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ.
3- Thực hiện chế độ khám tuyển bắt buộc, duy trì khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm sắp xếp lao động hợp lý, tổ chức điều trị, điều dưỡng kịp thời.
4- Cần nhanh chóng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ – khám tuyển , khám định kỳ cho công nhân hầm lò. Việc xây dựng tiêu chuẩn đặc thù này phải do Trung tâm Y tế Lao động ngành than chủ trì, có sự phối hợp của các chuyên gia trung ương và ngành có khai thác hầm lò khác.
5- Từ những kết quả nghiên cứu , khảo sát trên, do đặc thù nghề nghiệp, đề nghị nhà nước có thể sửa đổi bổ sung qui định chế độ nghỉ ốm tối đa đối với công nhân làm dưới hầm lò được tăng chế độ đến 60 ngày/ năm. Ngoài ra, đề nghị nhà nước có qui định về thời gian lao động cũng như tuổi nghỉ hưu cho phù hợp. Trong thời gian chờ đợi, chưa giải quyết ngay được thì có thể qui định trên 50 tuổi không được làm việc trong hầm lò.
Do những đặc điểm môi trường làm việc đặc thù và nguy hiểm nên các hầm mỏ nên được quan tâm đặc biệt đến các vấn đề an toàn cụ thể như:
1- Trang thiết bị bảo hộ lao động
2- Thường xuyên kiểm tra lượng nước trong hầm mỏ
3- Dụng cụ lao động
4- Dụng cụ phòng cháy chữa cháy, phòng nổ
Xem các thiết bị an toàn trong khai thác hầm mỏ tại: phòng nổ

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết
Cập nhật
Nhập email để nhận thông tin cập nhật mới nhất.
Xem bài đăng theo thời gian
-
▼
2015
(141)
-
▼
tháng 12
(9)
- Công ty cổ phần Đại siêu thị Mê Linh.
- Top 3 cung hoàng đạo lụy tình nhất
- Xem tử vi Tháng 12 cho 12 cung hoàng đạo
- Xem tử vi 2016 của cung Xử Nữ
- Top 3 cung hoàng đạo là "chuyên gia" nịnh sếp
- Giấc mơ thấy mặt mình bị nổi mụn xấu xí mang lại đ...
- Giải mã giấc mơ thấy đám cưới của chính mình và vợ
- Đặc điểm môi trường lao động của các công nhân kha...
- Phòng cháy chữa cháy: Trách nhiệm không của riêng ai
-
▼
tháng 12
(9)
Tìm kiếm
Bài đăng phổ biến
-
Theo giải mã giấc mơ thấy bao cao su, nếu trong giấc mơ của bạn nằm mơ thấy một gói bao cao su, điều đó đại diện cho quan điểm một chiều c...
-
- Giấc mơ thấy gương mặt trở nên xấu xí và bị phồng rộp nổi mụn. Mơ thấy gương mặt trở nên xấu xí và bị phồng rộp nổi mụn là điềm báo gì? ...
-
Nằm mơ thấy có người thứ ba xen vào tình yêu của bạn ở trong giấc mơ của bạn có ý nghĩa gì? Tại sao trong giấc mơ của bạn lại mơ thấy mình đ...
-
Quán quân: Thiên Bình (23/9 - 23/10) Thiên Bình biết nhìn sắc mặt của người khác, đoán thái độ để lựa lời trò chuyện. Họ giỏi quan sát và...
-
Quán quân: Song Ngư (19/2 - 20/3) Luôn sống trong ảo tưởng và những giấc mộng tươi đẹp, Song Ngư rất khó để kháng cự được sức hấp dẫn của...
0 Responses to “Đặc điểm môi trường lao động của các công nhân khai thác hầm mỏ”
Đăng nhận xét